Với chi phí 600 triệu đồng, Trần Hằng – một cô gái độc thân đã thiết kế lại căn hộ 70m2 của mình theo phong cách Industrial.
Phong cách Industrial là phong cách thiết kế nội thất ra đời ở châu Âu những năm đầu thế kỉ 20. Phong cách này không đòi hỏi sự trang trí cầu kỳ, thậm chí làm bật lên sự thô nhám, chỉ chắt lọc lại những gì thuần túy và cần thiết nhất cho không gian sống.
Việc người trẻ tuổi sở hữu căn hộ riêng và sống một mình không còn xa lạ ở Việt Nam. Trần Hằng là cô gái độc lập về kinh tế, có công việc tốt, thu nhập ổn định.
Trước đây, cô từng trải qua quãng thời gian đi ở trọ, ao ước có căn hộ thuộc sở hữu của mình. Sau khi tích cóp đủ số tiền, cô biến ước mơ thành hiện thực.
Căn hộ cô mua rộng 70m2, nhận bàn giao thô, chưa sơn, chưa có sàn…
Gia chủ lựa chọn phong cách Industrial cho “nơi bình yên” của mình.
Thiết kế của chủ đầu tư là 2 phòng ngủ, 2 nhà vệ sinh. Trần Hằng chỉ sống một mình, ít có khách nên đã thiết kế lại thành 1 phòng ngủ master và 1 phòng làm việc đa năng, nếu có khách sẽ kê đệm ngủ.
Thời gian ở trọ, nhiều lần phải di chuyển chỗ ở, cô rút kinh nghiệm cho bản thân, không nên mua quá nhiều đồ. Mỗi lần chuyển nhà sẽ rất vất vả, không gian sống ngột ngạt. Cô quyết tâm làm nội thất tối giản nhất có thể.
Phòng khách thông phòng làm việc. Khi cần tập trung thì kéo cửa lại thành phòng riêng như 2 hình tiếp theo. Phòng này cũng là phòng ngủ cho khách khi cần. Gia chủ có sẵn bộ nệm, chăn, ga, gối cho khách để trong hộc giường phòng ngủ master.
Phong cách cô hướng đến là Industrial (công nghiệp). Một style đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam bởi nó không chỉ thể hiện được sự tự nhiên một cách táo bạo mà còn giúp cho không gian trở nên trang nhã, tinh tế hơn.
Nếu như những phong cách thiết kế khác cố gắng che đi những khuyết điểm thô mộc thì phong cách Industrial khuyến khích điều đó, nó gọt bỏ đi những thứ rườm rà, xa hoa và chỉ chắt lọc lại những gì thuần túy và cần thiết nhất cho không gian sống.
Đặc điểm chính để nhận diện phong cách Industrial chính là những bức tường thô, bức tường ốp gỗ tự nhiên, hay bức tường bê tông mài…
Tất cả đã tạo nên một không gian công xưởng giả lập bằng sự đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, thu hút.
Bếp tối giản, không có nhiều đồ nên nhìn gọn gàng. Máy giặt thiết kế phía dưới góc pha cafe.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các bóng đèn chiếu sáng là một đặc điểm dễ nhận ra của phong cách nội thất Industrial. Thiết kế cửa sổ rộng để tận dụng nguồn sáng tự nhiên và tốt cho sức khỏe cũng là một trong những điểm được mọi người quan tâm.
Một trong những lý do giúp phong cách thiết kế nội thất Industrial nhận được nhiều sự quan tâm như hiện nay là do tính độc đáo, thiết kế tưởng như đơn giản nhưng đầy ngụ ý. Phong cách thiết kế này đòi hỏi phải dành một khoảng diện tích lớn cho sàn nhà và ít đồ nội thất cho căn phòng.
Bàn ăn gấp gọn, có thể làm thành đảo bếp. |
Màu sắc của phong cách công nghiệp là những màu tối sẫm và các đồ đạc cũng như các mảng miếng rất mạnh mẽ nên bạn chỉ cần làm nổi bật lên một số vật trang trí của căn hộ là được. Các vật liệu bằng kim loại được tô đen để tạo nên sự khỏe khoắn.
Thiết kế phong cách Industrial cũng hay sử dụng đồ bọc da như ghế đôn, hay ghế sofa,…
Nội thất của phong cách này được yêu cầu càng tối giản càng tốt, cây xanh cũng có thể trang trí một ít nhằm tối ưu cho không gian sống một cách tốt nhất.
Thiết kế của chủ đầu tư có 2 phòng ngủ nhưng Trần Hằng phá bức tường, làm thành phòng đa năng.
Để tiết kiệm thời gian, Trần Hằng thuê thiết kế thi công trọn gói, đến ngày xong chỉ việc bê mấy thùng đồ vào ở.
Tuy nhiên, cô không ngờ công đoạn chọn trang thiết bị bếp, nhà vệ sinh, lọc nước, điều hòa, đá lát sàn, ốp tường v.v. cũng mất nhiều thời gian.
Bàn làm việc sử dụng các chi tiết sắt sơn đen – đặc trưng phong cách Industrial.
Cô mày mò lên các trang nhà cửa, diễn đàn và một số hội chợ nội thất để nghiên cứu, lựa chọn. Sau chuỗi ngày đó, Trần Hằng cũng bổ sung cho bản thân nhiều kiến thức về nội thất, thiết kế.
Phòng ngủ master không sử dụng hệ tủ to, hạn chế chi tiết. WC trước không có cửa kính nhìn ra phòng ngủ. Kiến trúc sư đập bức tường thay bằng cửa kính, để phòng sáng và thoáng hơn.
Tổng kinh phí hoàn thiện căn hộ, bao gồm cả đồ điện tử khoảng 600 triệu đồng.
“Tôi may mắn gặp được bên thiết kế có tâm, ưng ý nên mọi công đoạn đều trôi chảy”, Trần Hằng nói.
WC chính trong phòng ngủ. Trần Hằng tham khảo và mua thiết bị ở hội chợ về nội thất.
Cô cho biết thêm, các bạn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm về cải tạo, sửa chữa nhà như mình nên tìm đến đơn vị thiết kế có uy tín, năng lực tốt.
Quá trình thi công họ sẽ giám sát, xử lý giúp mình những sự cố phát sinh về kỹ thuật và có bảo hành trong thời gian nhất định.
WC phụ ngoài phòng khách. |
Bài viết liên quan
NỖI LO CỦA KHÁCH HÀNG KHI LỰA CHỌN NỘI THẤT (P1)
Nội thất là cái hồn của căn nhà , cũng như căn hộ , biệt...
Mẹo hay giúp bạn dễ dàng vệ sinh bàn kính tại nhà
BẬT MÍ CÁCH VỆ SINH BÀN ĂN MẶT KÍNH ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ – Giấm...
6 BƯỚC ĐƠN GIẢN ĐỂ VỆ SINH SOFA DA TẠI NHÀ!
Những chiếc ghế sofa bằng da luôn là điểm nhấn làm nên vẻ đẹp sang...
“LỘT XÁC” CĂN HỘ 120 M2 SIÊU CŨ THÀNH NƠI NGHỈ DƯỠNG SANG CHẢNH NGÀY GIÃN CÁCH
Sau một thời gian đắn đo, chị Huyền (Hà Nội) cho biết gia đình chị...
Nội thất như phim trong căn nhà của cặp đôi Hà Nội mê phim Hàn Quốc
Đam mê xem các phim và chương trình nội trợ của Hàn Quốc, đôi vợ...
Nội thất căn hộ 100 tuổi bị đập 19 bức tường có gì đặc biệt?
Cải tạo lại gần như toàn bộ, thêm vào những món nội thất phù hợp...
Nội thất 3 tông trong căn hộ phong cách nghỉ dưỡng của cặp vợ chồng trẻ
Có đam mê du lịch nhưng do ảnh hưởng của dịch, cặp vợ chồng trẻ...
Không mất cả đống tiền, cô gái vẫn có căn hộ “chất” với nội thất tự làm
Không gây chú ý bằng sự lộng lẫy hay sang chảnh, căn hộ của Hoài...